Nhưng việc cạnh tranh trong nhân sự

Các chuyên gia cũng cho rằng, nếu DN minh bạch được mức lương, sẽ làm thay đổi thị trường tuyển dụng tại Việt Nam. Ngoài ra, một cơ chế thưởng hấp dẫn được công bố minh bạch cũng sẽ là ưu thế của DN trong việc thu hút người lao động, kể cả trong mùa cao điểm Tết Nguyên đán.

Sắp tới các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh gay gắt để giữ chân nhân viên và thu hút nhân sự khi quyết định tăng lương tối thiểu vùng chính thức có hiệu lực từ 1/1/2016.
Thứ Hai, ngày 18/01/2016 15:20 GMT +7

Tăng lương để giữ nhân công

Công ty Sung Hyun Vina (Khu công nghiệp Bình Đường, Dĩ An, Bình Dương) mới đây đã quyết định tăng lương thêm 400 ngàn đồng/người/tháng. Đại diện phòng Nhân sự công ty này cho biết, mức tăng này được áp dụng với những công nhân có thâm niên từ 1 năm trở lên. “Nếu chúng tôi chưa làm thế, công nhân sẽ nhảy việc sang những DN khác vừa tăng lương”.

Cạnh tranh nhân sự

Tại Khu Chế xuất Linh Trung 1 (Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh), Công ty Freetrend, chuyên sản xuất giày da xuất khẩu, cũng đã vừa điều chỉnh tăng lương thêm 450 ngàn đồng/người/tháng. Điều đáng nói là, việc DN có vốn đầu tư Hồng Kông này tăng lương luôn được các DN gần đó đặc biệt quan tâm, bởi trong nhiều năm qua, Freetrend thường đi đầu trong việc tăng lương, khiến các DN khác phải “đu” theo để tránh xảy ra tình trạng công nhân đình công, hoặc nhảy việc đồng loạt…

Mới đây, mạng quảng cáo việc làm JobStreet.com cũng đã công bố khảo sát thị trường cho thấy, mức lương thưởng trong dịp Tết cổ truyền thường là một trong những chính sách đãi ngộ của DN nhằm giữ chân nhân viên. Theo khảo sát này, mức thưởng dưới 1 tháng và từ 1-2 tháng lương chiếm tỷ trọng cao nhất, lần lượt là 35,6% và 31,5% trong số các lao động được khảo sát.

Khảo sát cũng chỉ rõ chênh lệch về mức thưởng phụ thuộc lớn vào cấp bậc của người lao động. Cụ thể, 72% lao động ở cấp bậc quản lý cho rằng họ nhận được mức thưởng “khủng” từ 1 đến trên 4 tháng lương, tương đương 33 đến 135 triệu đồng, trong khi đó 58.26% lao động ở cấp bậc nhân viên chỉ nhận được mức thưởng dưới 1 tháng lương.

“Nhảy việc” sau tết

Những dự báo từ các chuyên gia trong chương trình hội thảo nhân sự do JobStreet.com tổ chức trong tháng 12/2015, chỉ ra rằng, hơn 66% lao động sẵn sàng chuyển việc để có một cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, thay vì tiếp tục làm việc cho công ty hiện tại trong 12 tháng tiếp theo. Trong đó, 49% quyết định tìm việc mới ngay trong Tết.

Đáng lưu ý là mức lương thưởng không phải là yếu tố được nhân viên đặt lên hàng đầu để tiếp tục làm công việc hiện tại. Khảo sát cho thấy môi trường làm việc năng động, truyền cảm hứng mới là yếu tố hàng đầu (22%) mà người lao động quan tâm, mức lương thưởng tốt chỉ đứng ở vị trí thứ hai (16.8%).

Đặc biệt, khi Việt Nam đã chính thức gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), cũng như các Hiệp định thương mại tự do sắp tới (TPP, Việt Nam – EU…) có hiệu lực, mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho người lao động, nhất là lao động có tay nghề, càng đòi hỏi DN phải có các chính sách đãi ngộ tốt hơn, để tránh phải đối mặt với khủng hoảng nhân sự.

Theo bà Angie SW Phang, Tổng giám đốc JobStreet.com Việt Nam, vấn đề của nhiều DN là vẫn chưa minh bạch thông tin về mức lương tuyển dụng, bản mô tả công việc còn khá sơ sài. “Mức lương của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực do trình độ và năng suất lao động thấp hơn.

Có đến 60% số người được JobStreet.com khảo sát nói rằng mức lương của họ không đủ sống, dù tỷ lệ tăng lương bình quân của Việt Nam gần đây là 2 con số, cao hơn mức tăng trưởng lương của nhiều nước trên thế giới chỉ ở mức 1 con số”, bà Angie SW Phang nói.

Các chuyên gia cũng cho rằng, nếu DN minh bạch được mức lương, sẽ làm thay đổi thị trường tuyển dụng tại Việt Nam. Ngoài ra, một cơ chế thưởng hấp dẫn được công bố minh bạch cũng sẽ là ưu thế của DN trong việc thu hút người lao động, kể cả trong mùa cao điểm Tết Nguyên đán.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *