Cách để quản lý nhân viên hiệu quả, hãy loại bỏ bảng đánh giá thành tích cuối năm

Việc đưa ra số điểm khi đánh giá ai đó về cơ bản sẽ khiến họ phản ứng trong e sợ, Josh Davis – nhà tâm lý học, tác giả và là giám đốc tại Học viện NeuroLeadership phát biểu.

Nếu muốn hiệu quả thì các công ty, doanh nghiệp nên loại bỏ bảng đánh giá thành tích cuối năm. Bởi sẽ khiến nhân viên không thoải mái, thậm chí còn kèn cựa lẫn nhau.

IBM vừa gia nhập vào “hội” các công ty loại bỏ đánh giá thành tích nhân viên vào cuối năm – việc bị cho là đáng ghét nhất trong giới doanh nghiệp hiện nay.

Để quản lý nhân viên hiệu quả, hãy loại bỏ bảng đánh giá thành tích cuối năm

Công ty vừa công bố rằng sẽ loại bỏ việc đánh giá thành thích “cổ hủ” này. Trước đây, thông thường cuối tháng 12 sẽ là lúc đưa ra đánh giá cá nhân theo thang điểm từ 1-5, cùng với đó là thiết lập mục tiêu cho năm mới và “đăng ký” thêm cả những mục tiêu cho 6 tháng tiếp theo.

Bản đánh giá là một “cuộc thảo luận lạc đề”, giám đốc nhân sự của IBM đã đưa ra lời nhận xét như vậy với tạp chí Fortune. Công ty này cũng đang dần thay thế hệ thống đánh giá hàng năm của mình bằng một hệ thống mới với tên gọi Checkpoint, với hệ thống này các nhà quản lý sẽ đánh giá cấp dưới của mình vào khoảng thời gian bất kỳ linh động hơn. Ví dụ, không chỉ một mà có thể hai lần mỗi năm.

Nhưng liệu việc này có ý nghĩa gì trong năm 2016 hay không, khi mà các doanh nghiệp đang phát triển khá nhanh trên thị trường như hiện nay. Câu hỏi đặt ra là: liệu hệ thống mới có tốt hơn hệ thống cũ hay không? Hay có khi IBM còn đang xây dựng một mớ hỗn độn cồng kềnh hơn xưa?

Để quản lý nhân viên hiệu quả, hãy loại bỏ bảng đánh giá thành tích cuối năm

Trong khi các công ty như General Electric, Microsoft, Deloitte, Accenture, SAP, The Gap, Cargill, Juniper và Adobe đã loại bỏ cách làm máy móc cũ kỹ này từ vài năm trước, thì gã khổng lỗ công nghệ với 379.592 nhân viên – IBM vẫn nằm trong danh sách những công ty sử dụng cách đánh giá lạc hậu, phản tác dụng và thậm chí tốn kém này mỗi năm một lần.

Các nhà nghiên cứu và các nhà tuyển dụng nói rằng, bản đánh giá thành tích sẽ làm nhân viên cảm thấy không thoải mái và thậm chí còn khiến mọi người kèn cựa lẫn nhau. Hệ thống xếp hạng cũ của Microsoft còn hạn chế số lượng cá nhân xuất sắc, điều này giúp cho những người xuất sắc thật sự không bị ghen tỵ khi được đề xuất tăng lương xứng đáng.

Trong trường hợp của Yahoo, bảng đánh giá thành tích của công ty này thậm chí còn từng bị kiện khi một biên tập viên cũ của công ty nói rằng, bảng xếp hạng “chủ quan” này đã giúp công ty sa thải nhân viên khi không hề có lí do thích đáng.

“Các chỉ số này vô cùng vớ vẩn”, Samuel Culbert nói với HuffPost. Là nhà tư vấn, tác giả và giáo sư ngành quản lý, Culbert đã thu hút sự chú ý trên mạng Internet năm 2008 sau một bài luận trên tờ Wall Street Journal với tựa đề “Tránh xa bản đánh giá thành tích!”, bài viết này thu hút hàng ngàn sự chú ý và là chủ đề được quan tâm rất nhiều trên trang web này.

Ông nói “Đánh giá thành tích là một việc lừa đảo, không có thật và không trung thực. Nó khiến cho việc quản lý trở nên yếu kém và tồi tệ hơn”.

Việc đưa ra số điểm khi đánh giá ai đó về cơ bản sẽ khiến họ phản ứng trong e sợ, Josh Davis – nhà tâm lý học, tác giả và là giám đốc tại Học viện NeuroLeadership phát biểu.

Đối với các doanh nghiệp, quá trình này cũng là rất tốn kém và tốn cả thời gian. Trích dẫn từ dữ liệu năm 2014, Dan Henkle – phó chủ tịch nguồn nhân lực của công ty Gap nói với HuffPost rằng các nhà quản lý tại The Gap đã mất tới 130.000 giờ làm việc chỉ để làm bảng đánh giá nhân viên. Và việc đánh giá này đã “ngốn” mất 3 triệu USD mỗi năm.

Henkle, hiện là giám đốc của một công ty cho biết, hiện tại, các nhà bán lẻ đang sử dụng một hệ thống mang tên “phản hồi thường xuyên”. Họ cho rằng việc đảm bảo nhân viên đang ở vị trí nào trong thời gian liên tục sẽ cho cảm giác tốt hơn là việc đưa ra nhận xét đánh giá mỗi 6 tháng một lần.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *